Thứ Tư, 10 tháng 1, 2018

Làm thế nào để ổn định huyết áp không cần đến thuốc?

Huyết áp cao là căn bệnh nguy hiểm, nó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến các căn bệnh như bệnh tim hay là nhồi máu cơ tim gây ra những biến chứng và có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Vẫn biết để ổn định huyết áp thì chúng ta cần phải dùng thuốc để điều trị. Nhưng ngoài thuốc ra thì làm thế nào để ổn định huyết áp? Để tìm hiểu về các phương pháp này thì các bạn cùng với nhà thuốc Phước Thiện chúng tôi đi tìm hiểu qua chia sẻ dưới đây nhé!

1. Tập thể dục nhiều hơn

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bên cạnh việc ngăn ngừa bệnh tật và kiểm soát trọng lượng cơ thể, một lịch trình tập luyện phù hợp có thể giữ cho huyết áp của bạn cân bằng.
Nên chọn một môn thể dục để tập luyện hàng ngày ví dụ như đi bộ, đi xe đạp, bơi lội. Hãy tập thể dục 30 phút mỗi ngày để ổn định huyết áp theo hướng tích cực.

Tập thể dục đều đặn

2. Giảm cân

Thừa cân dẫn đến huyết áp cao. Rất nhiều loại thực phẩm gây tăng cân chứa nhiều chất natri và chất béo, là một yếu tố khác dẫn đến gia tăng lượng cholesterol xấu trong cơ thể.
Vì thế giảm cân có thể giúp bạn trở lại mức bình thường. Nên áp dụng một chế độ ăn uống khoa học, duy trì thói quen tập thể dục sẽ giúp ổn định trọng lượng và huyết áp.

Giảm cân

3. Ăn uống lành mạnh

Không phải loại thực phẩm nào cũng tốt cho sức khỏe tim mạch và huyết áp của bạn. Thay vì dung nạp quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn (xúc xích, đồ hộp) thì bạn nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây như ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc và sữa ít béo. Chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp bạn kiểm soát được chất béo và lượng calo, duy trì một trọng lượng phù hợp.

Ăn uống lành mạnh

4. Điều chỉnh lượng muối

Muối có ảnh hưởng nhiều tới việc thay đổi huyết áp. Giảm lượng muối trong cơ thể khi huyết áp của bạn tăng quá cao là việc rất quan trọng.
Ngoài việc cắt giảm muối trong bữa ăn, bạn cũng nên cắt giảm các bữa ăn tại nhà hàng, đồ ăn nhanh, các loại thịt chế biến sẵn, đó là những thực phẩm chứa lượng muối rất cao.

Điều chỉnh lượng muối trong thức ăn

5. Bổ sung kali

Kali là một chất dinh dưỡng giúp ổn định huyết áp của bạn. Vì vậy, sự thiếu hụt kali không có lợi cho sức khỏe tim mạch của bạn. Trong thực tế, quá ít kali có thể dẫn đến đau tim.
Hầu hết các loại trái cây và rau quả đều chứa kali, nhưng khoai tây, khoai lang, chuối, rau lá xanh và bí chứa nhiều hơn cả.

Bổ sung kaki

6. Ngừng hút thuốc

Hút thuốc có thể làm tăng huyết áp của bạn. Vì vậy, hãy từ bỏ thói quen này để có huyết áp tốt hơn. Ngoài ra, bỏ thuốc cũng bảo vệ bạn khỏi các vấn đề sức khỏe khác nưa bao gồm cả ung thư phổi, gan mật.

Ngừng hút thuốc lá

7. Giảm uống rượu

Một lượng nhỏ rượu mỗi ngày có thể giúp hạ huyết áp, nhưng uống quá nhiều rượu có thể khiến huyết áp tăng cao. Nếu bạn đang dùng thuốc ổn định huyết áp, rượu sẽ cản trở hiệu quả của thuốc. Bạn nên giảm dần số lượng rượu uống mỗi ngày.

Giảm uống rượu bia
Trên đây chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn đọc về một số phương pháp giúp ổn định huyết áp một cách hiệu quả. Nhưng ngoài những biện pháp này ra thì các bạn cũng nên tìm hiểu và sử dụng thêm về thảo dược nhân sâm hoa kỳ cũng rất là tốt cho sức khỏe, đặc biệt là giúp ổn định huyết áp một cách hiệu quả. Để tìm hiểu chi tiết về sâm hoa kỳ thì các bạn xem trực tiếp tại: http://sammy.vn/tac-dung-cua-nhan-sam-nhan-sam-hoa-ky-voi-cac-loai-benh-137.html

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thì các bạn lưu ý là dùng theo đúng liều lượng và đúng cách để đạt được hiệu quả chăm sóc sức khỏe tốt nhất nhé.

Chúc bạn sức khỏe!

Xem thêm: 

- Cao huyết áp nên tránh ăn gì?

Chủ Nhật, 7 tháng 1, 2018

Cao huyết áp nên tránh ăn gì?

Như các bạn cũng đã biết thì cao huyết áp là một trong những căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng không ít đến sức khỏe mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Ngoài việc dùng thuốc thì chế độ ăn uống cũng rất là quan trọng. Để ổn định huyết áp thì người bệnh cần phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống. Và sau đây, nhà thuốc Phước Thiện chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc về những thực phẩm mà người bệnh cao huyết áp nên tránh. Cùng xem đó là thực phẩm gì nhé!

1. Hạn chế uống rượu

Uống rượu khiến cho tim đập nhanh, mạch máu co lại, huyết áp tăng và làm cho muối canxi cholesterol đọng lại ở thành mạch, tạo ra xơ cứng động mạch. Nếu uống rượu lâu ngày càng dễ dẫn đến xơ cứng động mạch nhanh hơn và huyết áp tăng cao. Vì vậy, người bị cao huyết áp nên tránh uống rượu.

Hạn chế uống rựou bia

2. Không uống trà quá đặc

Người bị huyết áp cao nên tránh uống trà đặc, nhất là hồng trà đặc vì nó có nhiều chất kiềm, có thể làm cho đại não hưng phấn, bất an, mất ngủ, tim đập loạn nhịp, huyết áp tăng cao. Trái lại, uống chè xanh lại có lợi cho việc điều trị bệnh cao huyết áp.

3. Tránh ăn thịt chó

Thịt chó có lượng đạm cao, nhiều cholesterol, ky với người cao huyết áp. Theo Đông y, thịt chó ôn thận, trợ dương, làm tăng sự âm suy dương thịnh, dẫn tới cao huyết áp.

4. Hạn chế ăn mặn

Thức ăn mặn chứa nhiều muối. Và trong muối ăn có natri làm tiết ra nhiều dịch tế bào, dẫn đến tim đập nhanh, huyết áp cao. Do vậy, huyết áp cao nên kiêng ăn mặn.

Hạn chế ăn mặn

5. Tránh ăn thực phẩm cay và tinh

Thực phẩm cay và tinh làm cho việc đi ngoài khó khăn, dẫn đến táo bón. Người bệnh huyết áp cao lúc đi ngoài bị táo bón sẽ làm cho huyết áp tăng thêm, có nguy cơ dẫn đến xuất huyết não. Vì vậy, cần tránh ăn thực phẩm cay và tinh.

6. Hạn chế ăn nhiều protein động vật

Người bị huyết áp cao kỵ dùng phủ tạng động vật (như gan, tim, bầu dục…) vì trong quá trình trao đổi, chất này sinh ra độc tố làm huyết áp bất ổn. Với người cao huyết áp, chế độ ăn hàng ngày nên chọn các loại tôm, cá và các loại rau quả tươi.

7. Không ăn thức ăn có nhiều năng lượng

Thức ăn nhiều năng lượng như đường glucô, đường mía, chocolate và các loại thức ăn nhanh… sẽ dẫn đến béo phì.

Theo thống kê, tỷ lệ người béo phì bị cao huyết áp nhiều hơn người có cân nặng bình thường. Do đó, người cao huyết áp nên hạn chế ăn những thức ăn nhiều năng lượng.

8. Không ăn nhiều mỡ và cholesterol

Ăn nhiều thực phẩm chiên rán, thịt mỡ, phủ tạng động vật có thể dẫn tới máu nhiễm mỡ, khiến động mạch xơ cứng, làm tăng huyết áp.

9. Hạn chế ăn nhiều thịt gà

Thịt gà chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, ăn nhiều sẽ khiến cho cholesterol và huyết áp tăng cao. Do đó, không nên cho rằng thịt gà là thứ bổ dưỡng cho mọi người bệnh, nhất là người cao huyết áp. Người cao huyết áp ăn nhiều thịt gà sẽ làm cho bệnh nặng hơn.

Hạn chế ăn nhiều thịt gà

Một số loại thực phẩm có lợi cho việc phòng ngừa và điều trị bệnh cao huyết áp:

+ Cần tây: nước ép cần tây có tác dụng ngăn ngừa giãn mạch, lợi tiểu và hạ huyết áp rất hiệu quả. Bạn có thể sử dụng nước ép cần tây kết hợp với một ít mật ong.

+ Cải cúc: đây là loại rau thông dụng và dễ dàng tìm thấy ở rất nhiều nơi, trong cải cúc chứa nhiều acid amin và tinh dầu có tác dụng làm giảm huyết áp, đau, nặng đầu. Bạn có thê dùng cải cúc làm rau trong các bữa ăn hoặc ép lấy nước uống.

+ Cà chua: ngoài tác dụng thanh nhiệt và giải độc thì cà chua còn có tác dụng hạ huyết áp rất tốt. Mỗi ngày bạn nên ăn 1 hoặc 2 quả cà chua để ngăn ngừa hiện tượng cao huyết áp.

+ Hành tây: là thực phẩm không chứa hàm lượng chất béo, hành tây có tác dụng duy trì sự ổn định bài tiết muối trong cơ thể và ngăn ngừa bệnh cao huyết áp, xuất huyết não.

Ngoài những thực phẩm trên thì nấm rơm, nấm hương, cà rốt, mộc nhĩ, tỏi, măng lau, dưa hấu, dưa chuột, nho, chuối,…cũng là những thực phẩm rất tốt trong việc ngăn ngừa bệnh cao huyết áp.

Trên đây chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn đọc một số thực phẩm mà người bệnh cao huyết áp nên tránh cũng như là những thực phẩm có thể bổ sung trong thực đơn hàng ngày. Nhưng ngoài chế độ ăn uống và thuốc điều trị thì cao hồng sâm là một trong những thảo dược có tác dụng hỗ trợ ổn định huyết áp một cách hiệu quả. Để tìm hiểu chi tiết về sâm hoa kỳ thì các bạn theo dõi trực tiếp tại:http://thegioisam.vn/tin-tuc/tac-dung-than-ki-va-noi-ban-cao-hong-sam-linh-chi-han-quoc-chat-luong.html

Chúc bạn sức khỏe!